DTL Là Đất Gì? Quy Định Sử Dụng Đất DTL [Cập Nhật 2023]

DTL là đất gì? Quy định sử dụng đất DTL năm 2023 như thế nào? Người dân Việt Nam có được phép xây nhà trên đất DTL không? Mục đích sử dụng đất DTL như thế nào? Cùng BĐS Toàn Cầu đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc đó nhé!

1. DTL Là Đất Gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai NĂM 2013, DTL chính là ký hiệu của đất thủy lợi. Đất thủy lợi DTL được sử dụng để xây dựng công trình thủy lợi, phục vụ cho lao động sản xuất và nhu cầu tái sản xuất của nhân dân. Đất thủy lợi không bao gồm đất xây dựng công trình hoạt động dưới lòng đất, hoạt động trên không và không sử dụng đến đất bề mặt.
Theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, đất thuỷ lợi được sử dụng vào mục đích xây dựng như sau:
  • Hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước và tiêu nước (bao gồm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi đã được thu hồi), hệ thống đê điều.
  • Công trình thủy lợi đầu mối: nhà máy cấp nước, trạm xử lý nước thải, trạm bơm nước, trạm điều hành, (gồm cả nhà kho, cơ sản sản xuất, sửa chữa và bảo trì công trình thủy lợi trong pham vi).
  • Hồ, cống, đập, bờ kè chứa nước phục vụ thủy lợi.
DTL là đất thủy lợi được sử dụng để xây dựng các công trình về thủy lợi
DTL là đất thủy lợi được sử dụng để xây dựng các công trình về thủy lợi

2. Quy Định Về Đất Thủy Lợi DTL Cập Nhật 2023

Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Đất Thủy Lợi DTL

Để sử dụng đất thủy lợi một cách hợp pháp cũng như hạn chế được tối đa sự phiền toái không đáng có, người dân cần nắm vững các lưu ý cơ bản sau:
  • Chỉ sử dụng đất thủy lợi trong việc xây dựn công trình được Nhà nước cho phép. Không lợi dụng đất thủy lợi để xây công trình trái quy định. Công trình thi công không phép sẽ bị dỡ bỏ, chủ sở hữu cũng phải chịu xử phạt theo quy định hiện hành.
  • Chỉ được xây công trình theo diện tích đất đã cho phép, không lấn chiếm đất liền kề nhằm mục đích cơi nới khi chưa được phép.
  • Trước khi xây dựng công trình, người dân cần làm thủ tục và tiến hành xin ý kiến ​​của cơ quan cấp tỉnh/ huyện/xã có thẩm quyền. Chỉ được thi công khi được cho phép và đồng thuận của cơ quan chắc năng. Hồ sơ xin phép xây dựng phải đúng trình tự và đầy đủ.
  • Trong quá trình xây dựng, nếu có vấn đề vướng mắc phải phản ánh kịp thời và được xử lý theo quy định.
Để sử dụng đất thủy lợi DTL hợp pháp nhất, bạn cần nắm vững các quy định cơ bản
Để sử dụng đất thủy lợi DTL hợp pháp nhất, bạn cần nắm vững các quy định cơ bản

Mức Xử Phạt Đối Với Sai Phạm Đất Thủy Lợi

Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 139/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đê điều; phòng, chống lụt bão, như sau::
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền”.
Đối với hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đều phải bị xử phạt theo pháp luật
Đối với hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, đều phải bị xử phạt theo pháp luật
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân hoặc tổ chức nào có hành vi sai phạm với đất DTL sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt sau đây:
  • Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng đất, gồm có: Giấy phép đối với hoạt động phải được phép trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi; giấy phép đối với hoạt động liên quan đến hệ thống đê điều;
  • Tịch thu các phương tiện, tang vật được người dân sử dụng để vi phạm.
Cá nhân và tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
  • Nộp lại đá, đất, cát, sỏi đã chiếm dụng, sử dụng hoặc đã di chuyển một cách trái phép;
  • Nộp chi phí cho tiến trình điều động cứu hộ.
Mức phạt như sau:
  • Phạt tiền 100 triệu đồng đối với hành vi vi phạm về khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; hệ thống đê điều.
  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng đối với hành vi như ngâm tre, nứa, cây luồng, lá, gỗ; cắm đặt đăng đó; trồng rau hoặc tạo vật cản gây cản trở dòng chảy.
  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 250 nghìn đồng đến 30 triệu đồng nếu đổ rác thải hoặc chất thải vào công trình thủy lợi (dưới 1m3 – từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên.
  • Phạt cảnh cáo, phạt tiền 200 nghìn đồng đến 400 nghìn đồng nếu lấn chiếm đất để phục vụ làm lều, quán trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi.
Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng với các hành vi:
  • Xây dựng các lò vôi, lò gạch, xây chuồng trại chăn thả gia súc – gia cầm trái với quy định.
  • Nuôi trồng thủy sản trái phép
  • Xê dịch trái phép mốc chỉ giới và biển báo của công trình thủy lợi.
  • Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng nếu tổ chức trái phép hoạt động du lịch và thể thao với mục đích kinh doanh trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi.
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi:
  • Thi công trái phép hệ thống ống dẫn dầu, cấp thoát nước, cáp điện, cáp thông tin và một số công trình khác trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Khoan, đào để điều tra và khảo sát địa chất; khoan, đào thăm dò và thi công khai thác nước dưới lòng đất; khoan, đào thăm dò và khai thác khoáng sản trái phép.
  • Khai thác đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
  • Xây dựng nhà riêng lẻ để ở, xây cầu, kè, bến bốc để dỡ hàng hóa, làm nơi sản xuất, hoặc bãi chứa vật liệu trái phép
  • Chôn chất thải trái phép
Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi sai nội dung quy định trong giấy phép sau:
  • Trồng cây lâu năm
  • Xây dựng chuồng trại chăn nuôi – nuôi trồng thủy sản
  • Nghiên cứu khoa học.
Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi:
  • Không cung cấp đầy đủ và trung thực nguồn dữ liệu, những thông tin về hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
  • Không thực hiện báo cáo đầy đủ về quá trình hoạt động trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi và xả nước thải vào công trình thủy lợi khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Thủ Tục Đăng Ký Đất Thủy Lợi DTL

Khoản 2 Điều 26 quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền như sau: “Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật”.
Theo Điều 71 NĐ 43/2014/NĐ-CP về trình tự và thủ tục đăng ký đất đai lần đầu đối với đất DTL cho người được cơ quan Nhà nước giao đất, hồ sơ gồm:
  • Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận đất lần đầu.
  • Giấy tờ quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền về việc giao đất (nếu có).
  • Sơ đồ công trình thi công hoặc trích đo địa chính của thửa đất, khu đất được cơ quan Nhà nước giao (nếu có).
Hồ sơ nộp về Văn phòng đăng ký giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện hoặc UBND xã, thị trấn nơi có đất.

3. Trách Nhiệm Khi Sử Dụng Đất Thủy Lợi DTL

Mọi vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất và mục đích sử dụng đất DTL gây không ít trở ngại với người dân. Để quá trình thi công công trình trên đất thủy lợi được suôn sẻ, cần có phối hợp chặt chẽ của cơ quan quản lý đới với người sử dụng đất.
Trách nhiệm khi sử dụng đất thủy lợi là gì?
Trách nhiệm khi sử dụng đất thủy lợi là gì?

Trách Nhiệm Của Cơ Quan Có Thẩm Quyền Đối Với Đất DTL

  • Khi có hồ sơ về nhu cầu xây dựng trên đất DTL, cơ quan Nhà nước cần cử đoàn đi thực địa và xác định vị trí, diện tích; kiểm tra hồ sơ và các thủ tục liên quan thật kỹ lưỡng.
  • Giám sát quá trình thi công chặt chẽ và kịp thời nắm bắt, nhằm giải quyết những vướng mắc.

Trách Nhiệm Của Người Sử Dụng Đối Với Đất DTL

  • Hoàn thiện mọi giấy tờ và hồ sơ, tiến hành các thủ tục để xin cấp phép xây dựng.
  • Trong quá trình xây dưng, người sử dụng đất phải trung thực và nghiêm túc.
  • Ưu tiên việc bảo vệ môi trường, nguồn nước; không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thủy lợi của địa phương, không làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Người sử dụng đất tiến hành thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng
Người sử dụng đất tiến hành thủ tục xin phép cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng

4. Một Số Câu Hỏi Liên Quan Đến Đất Thủy Lợi DTL

Chiếm Đất Thủy Lợi Bị Xử Lý Như Thế Nào?

Theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 03/2022/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với một trong những hành vi lấn chiếm bãi sông, lòng sông, suối, kênh ngòi, rạch, bờ biển làm tăng rủi ro của thiên tai mà không có biện pháp xử lý và khắc phục.”
Theo đó, không được lấn chiếm đất DTL. Trường hợp làm trái quy định sẽ bị xử phạt theo luật định.

Đất Thủy Lợi Thuộc Nhóm Đất Nào?

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai sẽ được phân loại như sau:
2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

Như vậy, đất thủy lợi thuộc nhóm đất sử dụng vào mục đích công cộng (cụ thể là nhóm đất phi nông nghiệp).

Có Được Xây Nhà Trên Đất Thủy Lợi Không?

Điều 10 Luật Đất đai năm 2013 quy định nhà ở chỉ được phép xây dựng trên đất ở. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 cũng quy định, nghĩa vụ của người sử dụng đất chính là sử dụng đúng mục đích.
Mặt khác, Theo Nghị định 65/2017/NĐ-CP, sẽ phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau: Tự ý san lấp hoặc dỡ bỏ công trình thủy lợi; xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phụ, cầu, kè, nơi sản xuất và một số công trình kiên cố khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, người dân không được phép xây nhà ở trên đất thủy lợi DTL.
Nội dung bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của bạn đọc về khái niệm DTL là đất gì? Ngoài ra, bạn đọc cũng có cái nhìn tổng quát hơn về việc sử dụng đất thủy lợi trên thực tiễn. Và đừng quên truy cập aetoancau.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về thị trường bất động sản nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:
CÔNG TY BĐS TOÀN CẦU

Trụ sở: 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 6671 7777 / 0903 12 13 17
TikTok: AE Toàn Cầu
Email: info@aetoancau.com hoặc tuyendung@aetoancau.com
Website: aetoancau.vn
Fanpage: Công ty BĐS Toàn Cầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

GỌI ĐIỆN NGAY 028.6671.7777
Messager Messenger Hotline Hotline